Ngày 9/12/1996, Tỉnh ủy Sông Bé, ra Quyết định số 52/QĐ-TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo chia tách tỉnh Sông Bé gồm 13 thành viên do đồng chí Hồ Minh Phương, Ủy viên Thường vụ - Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban.Từ ngày 16/12/1996 đến ngày 27/12/1996, Ban Chấp hành Đảng bộ Sông Bé đã tiến hành cuộc họp thống nhất yêu cầu, nhiệm vụ, phương pháp phân chia tài sản, sắp xếp bộ máy, bố trí cán bộ ở hai tỉnh. Ngày 1/1/1997 tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập với 4 đơn vị hành chính gồm: thị xã Thủ Dầu Một, các huyện:Thuận An, Tân Uyên và Bến Cát.; 4 xã Minh Hòa, Minh Thạnh, Minh Tân, Trừ Văn Thố thuộc huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước ngày nay) được chuyển cho Huyện Bến Cát, 5 xã An Linh, Phước Sang, Tân Hiệp, An Bình, Vĩnh Hòa và thị trấn Phước Vĩnh của huyện Đồng Phú (Bình Phước) được chuyển giao cho huyện Tân Uyên. Sau khi chia tách tỉnh, Bình Dương có diện tích2.718,50km2 . Dân số 648.317 người. Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm: thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Tân Uyên và Bến Cát với 77 xã phường, thị trấn. Ngày 28 tháng 5 năm 1997, Chính Phủ ra Nghị định 54/CP về việc thành lập các phường Phú Thọ, Phú Hòa thuộc thị xã Thủ Dầu Một trên cơ sở xã Phú Thọ, Phú Hòa và Thị trấn Tân Phước Khánh cơ sở xã Tân Phước Khánh thuộc Huyện Tân Uyên. Ngày 23 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định 58/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ An và thành lập các xã thuộc các huyện Dầu Tiếng và Dĩ An tỉnh Bình Dương, cụ thể là: thành lập xã Định An huyện Dầu Tiếng, xã An Bình huyện Dĩ An. Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ra Nghị định 156/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh, thành lập phường, xã thuộc thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ An tỉnh Bỉnh Dương, cụ thể là: thành lập phường Phú Lợi, xã Hiệp An thuộc thị xã Thủ Dầu Một, xã Định Thành thuộc huyện Dầu Tiếng, xã Tam Lập thuộc huyện Phú Giáo, xã Bình Thắng thuộc huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Ngày 17 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ra Nghị định 190/2004/NĐ-CP Về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã thuộc các huyện Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, cụ thể là: thành lập xã Hiếu Liêm, Đất Cuốc, Tân Hiệp, Thạnh Hội thuộc huyện Tân Uyên, thành lập xã An Thái thuộc huyện Phú Giáo. Ngày 09 tháng 6 năm 2008, Chính phủ ra Nghị định 73/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường thuộc thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cụ thể là: thành lập phường Hiệp An, phường Định Hòa, phường Phú Mỹ thuộc thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ra Nghị định 36/2009/NĐ-CP Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên để mở rộng địa giới hành chính thị xã Thủ Dầu Một; thành lập phường thuộc thị xã Thủ Dầu Một; thành lập thị trấn Thái Hòa thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cụ thể là: thành lập phường Phú Hòa, phường Phú Tân thuộc thị xã Thủ Dầu Một, Thị trấn Thái Hòa huyện Tân Uyên trên cơ sở xã Thái Hòa. Ngày 13 tháng 01 năm 2011, Chính phủ ra Nghị định 04/2011/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Dĩ An, thành lập các phường thuộc thị xã Dĩ An và thành lập Thị xã Thuận An, thành lập các phường thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, Đến nay (cuối năm 2011), toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm: thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An; các huyện Tân Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú giáo và 91 đơn vị hành chính cấp xã phường, thị trấn, trong đó có 26 phường và 6 thị trấn. Cụ thể: 1. Thị xã Thủ Dầu Một: gồm 14 đơn vị hành chính: - 11 phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Tân, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Định Hòa, Hiệp An, Hòa Phú. - 03 xã: Tân An, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp. 2. Thị xã Thuận An có 10 đơn vị hành chính bao gồm: - 07 phường là Lái Thiêu, An Thạnh, Vĩnh Phú, Bình Hòa, Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú. - 03 xã là Hưng Định, An Sơn, Bình Nhâm 3. Thị xã Dĩ An có 7 đơn vị hành chính cấp phường, gồm: Dĩ An; An Bình; Bình An; Bình Thắng; Đông Hòa; Tân Bình; Tân Đông Hiệp; (không có xã) 4. Huyện Bến Cát có 15 đơn vị hành chínhHuyện ly: thị trấn Mỹ Phước Các xã: xã Tân Định; Phú An;xã An Tây; xã An Điền; xã Thới Hòa; xã Hòa Lợi; xã Chánh Phú Hòa; Hưng Hòa; Tân Hưng; Lai Hưng; Long Nguyên; Lai Uyên; Cây Trường II; Trừ Văn Thố. 5. Huyện Dầu Tiếng có 12 đơn vị hành chính. Huyện ly: thị trấn Dầu Tiếng. Các xã: Thanh Tuyền; Thanh An; An Lập; Đinh Hiệp; Long Tân; Long Hòa; Minh Tân; Định An; Minh Thạnh; Minh Hòa; Định Thành; 6. Tân Uyên có 22 đơn vị hành chính. 3 thị trấn: Huyện lỵ: thị trấn Uyên Hưng Thị trấn: Tân Phước Khánh, Thái Hòa 19 Xã: Đất Cuốc; Thạnh Hội; Tân Hiệp; Hiếu Liêm; Thạnh Phước; Bạch Đằng; Tân Vĩnh Hiệp; Phú Chánh; Khánh Bình; Vĩnh Tân; Hội Nghĩa; Tân Lập; Tân Mỹ; Tân Bình; Bình Mỹ; Tân Định; Tân Thành; Lạc An; Thường Tân. 7. Phú Giáo có 11 đơn vị hành chính Huyện ly: thị trấn Phước Vĩnh. 10 xã: Tân Long; Tam Lập; An Long; An Bình; Tân Hiệp; An Linh; Phước Sang; Vĩnh Hòa; Phước Hòa; An Thái Với tổng diện tích 2.695,54 km2, dân số là 1.663.411 người (tính đến ngày 01/12/2010 – số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương).
Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5
Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc
Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch Triển khai công tác tuyên truyền, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2024 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát